CHẨN ĐOÁN VÀ CHĂM SÓC BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

Ngày tạo: 18/10/2019 14:14:31 | Lượt xem: 767

Con có thể đang ngủ GIẬT MÌNH, đừng lơ là nghĩ con KHÓ CHỊU, bệnh TAY CHÂN MIỆNG VÀO MÙA RỒI- BẮT ĐẦU TĂNG - ĐÃ CÓ TRẺ ĐỘ NẶNG NHẬP VIỆN RỒI - KHÔNG PHÒNG NGỪA LÀ BỆNH SẼ TĂNG THÊM
Chia sẻ từ BS Trương Hữu Khanh - Hỏi bác sĩ nhi đồng.
- Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, càng nhỏ càng dễ nặng- Đa số sẽ tự khỏi trong 7- 10 ngày
1. NGHI NGỜ:
- Tự nhiên bỏ ăn, chảy nước miệng, khóc, nói đau miệng
- Sốt 1, 2 bữa sau hết sốt nỗi mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân mông, gối, lỡ trong miệng
- Khám bs nhi gần nhà xem đúng không
2. COI CHỪNG NẶNG:
- Sốt hơn 2 ngày
- Sốt từ 39 độ hơn, uống thuốc khó hạ
- Nôn ói hay nhợn ói hoài
➡️ ĐI KHÁM BỆNH VIỆN
3. NẶNG RỒI:
- Giật mình chới với: lúc thiu thiu ngủ, nẫy người, mắt nhìn lên tí sau nằm làm; giật mình lăn qua lăn lại khi ngủ sâu là không phải
- Không đi vững, tay chân yếu, người run
‼ ĐI BỆNH VIỆN GẤP
4. QUÁ NẶNG:
Thở mệt, da nỗi bông, mạch sờ không thấy hay quá nhanh
‼ ĐI BỆNH VIỆN GẤP
5. PHÒNG BỆNH
- Rửa tay: trẻ rửa tay trước khi vào lớp, trước khi về nhà, khi về tới nhà. Người lớn: rửa tay trước khi chăm sóc trẻ, trước khi chế biến thức ăn nhất là mới đi ra ngoài về
- Báo cô giáo bé bệnh TCM để phòng cho mấy bé khác
- Nghỉ học ít nhất 10 ngày
- Ra phường xin thuốc sát trùng sàn nhà , đồ chơi
- Vệ sinh nơi bé sinh hoạt, đồ chơi...
✔MẸO CHĂM SÓC TAY CHÂN MIỆNG
1. Nổi mụn nước nhiều quá:
- Thường trẻ nổi ngày càng nhiều làm phụ huynh lo nhưng thường nổi nhiều lại nhẹ hơn nổi ít.
- Không cần bôi thuốc xanh làm gì bôi cũng chả được gì mà lúc khám bs nhìn không biết mụn nước do gì.
- Tắm rửa như bình thường, đến ngày mụn sẽ khô.
2. Kháng sinh - Vitamine
- Nếu không loét miệng nhiều gây bội nhiễm thì khỏi kháng sinh làm gì.
- Vitamine cũng không cần lắm đang đau miệng ép uống đau thêm.
3. Ngủ lăn qua lăn lại, khóc chút chút;
- Đau họng do vết loét: lấy gói Grangel ( thuốc dạ dày) hay KIN baby bỏ vào ngăn mát tủ lạnh ngậm hay chấm vào vết loét sẽ hết đau.
- Ngứa ngáy quá có thể do kiêng không tắm.
4. Không chịu ăn:
- Do miệng đau: làm thức ăn chờ nguội hẳn hay làm mát mới dễ ăn.
- Không ăn nóng, ăn cay, ăn chua.
- Cũng dùng gói Grangel hay KIN baby rơ miệng như trên.
5. Bình tĩnh thường sau ngày thứ 4 sẽ tươi lên , không giật mình không sốt cao là sẽ ổn dần.

Nguồn: BV Nhi đồng Thành phố HCM